Vịt Om Sấu Ăn Với Rau Gì Ngon và Bổ Dưỡng Nhất?

Vịt om sấu là món ăn trứ danh ở Thanh Hà, thịt vịt thơm mềm, kết hợp với vị chua chua của sấu khiến ai cũng muốn nếm thử một lần khi đạt chân tới vùng đất này. Vịt om sấu là một món mặn, với phần nước đi kèm đậm đà. Vì thế, rau ăn kèm với vịt om sấu cũng được lựa chọn rất kỹ.

Vậy vịt om sấu ăn với rau gì là thích hợp và ngon miệng, ẩm thực Việt sẽ gợi ý cho chị em ngay ở bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của vịt om sấu

Từ lâu thịt vịt là loại thịt có tính mát, và bổ khí. Vị thịt vịt ngon và ngọt, dai chứ không bùi như thịt gà. Mùa hè nóng bức sắp đến, món vịt om sấu là món được ưu tiên hàng đầu.

Thịt vịt là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt vịt có 25g protein (cao hơn so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra còn có canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… với hàm lượng rất cao. Những chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe rất tốt.

Vịt om sấu là món ăn rất tốt cho sức khỏe

Ngoài tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt mùa hè vịt om sấu còn có tác dụng như một vị thuốc. Thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, không độc, có tác dụng bổ huyết, giải độc, thanh nhiệt dưỡng âm, điều hòa ngũ tạng, khô miệng, điều hòa kinh nguyệt.

Vịt om sấu được nhiều người yêu thích vì vị ngọt đậm đà của vịt kết hợp với vị chua chua thanh thanh của sấu thật mát lành. Để món vịt om sấu trở nên hấp dẫn và ăn đỡ ngán thì các món rau ăn kèm cũng rất quan trọng. Tuy nhiên không phải vịt om sấu ăn với rau gì cũng được. Vậy, vịt om sấu ăn với rau gì bạn đã biết chưa?

>>Xem thêm:

Vịt om sấu ăn kèm với rau gì?

Vịt om sấu có hàm lượng đạm rất cao, khó tiêu hóa vì vậy cần ăn kèm với nhiều loại rau xanh để dễ tiêu hóa và giúp ngon miệng hơn. Sau đây là một số loại rau nên ăn kèm với món vịt om sấu.

Rau củ quả luộc ăn kèm với vịt om sấu

Rau củ quả luộc rất ít kalo nhưng lại có nhiều dinh dưỡng, bạn có thể ăn nhiều nhưng vẫn giữ được vóc dáng, duy trì được cân nặng. Rau củ quả luộc rất thích hợp ăn kèm với vịt om sấu vì cũng cấp nhiều vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, biotin, choline, axit folic và vitamin C.

Bông cải xanh luộc: Bông cải xanh hay còn được gọi là súp lơ, với thành phần dinh dưỡng gồm có Vitamin E, Canxi, Magie, Sắt, Protein, Phốt Pho, Vitamin B6, Vitamin C và A, chất xơ, Mangan, Kali, Folate. Ăn kèm với vịt om sấu là lựa chọn tuyệt vời.

Quả bầu luộc: Khi luộc quả bầu ăn có vị rất thanh mát, ngọt và dễ ăn khi kết hợp với vịt om sấu sẽ giúp tiêu hóa tốt. Đồng thời cũng cấp nhiều vitamin và khoáng chất như: Nước (95%), chất xơ, carbohydrateSaponin; Vitamin: A, nhóm B (B1, B2, B6, B12), C, D E; Khoáng chất: Kali, Kẽm, Canxi, Sắt, Selen, Natri.

Củ cải trắng luộc: Đây chính là loại củ được mệnh danh là “sâm trắng” vì giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe xương, hỗ trợ hô hấp và giúp giảm cân… Kết hợp với món vịt om sấu rất tuyệt vời.

Cà rốt luộc: Nó chứa nhiều hợp chất phytochemical (chủ yếu bao gồm beta-carotene và các carotenoids) có khả năng chống ung thư. Ngoài ra hàm lượng Vitamin A cao rất cần thiết cho thị lực.

Rau củ quả luộc vừa thanh lọc cơ thể vừa giúp dễ tiêu hóa khi ăn với vịt om sấu

Một số lưu ý khi luộc củ quả:

  • Lựa chọn củ quả còn tươi, còn nhựa.
  • Nên luộc riêng từng loại không bỏ cùng một lúc, không cho nhiều nước vì sẽ làm giảm độ ngọt của củ.
  • Khi luộc cho thêm 1 ít muối.
  • Đảo nhẹ rồi đậy nắp, khoảng 10 phút là rau sẽ chín, không quá mềm sẽ không ngon.

Rau ăn kèm với vịt om sấu

Dưa muối chua: Vị chua, mát của dưa muối chua ăn kèm với vịt om sấu thực sự sẽ rất tuyệt vời. Nếu không có thời gian làm, bạn có thể mua sẵn ngoài hàng. Dưa muối chua rất thông dụng nên bạn có thể dễ dang mua với giá rẻ 5.000-10.000 đồng là có được đĩa dưa muối thơm ngon để ăn cùng vịt om sấu rồi.

Vịt om sấu ăn kèm với dưa cải muối chua

Rau muống: Rau muống nhặt bỏ phần cọng già, lá vàng rồi đem luộc chín cũng là một lựa chọn không tồi khi ăn kèm với vịt om sấu. Nếu bạn không thích ăn rau muống luộc thì có thể dùng để nhúng nước lẩu là được. Rau muống là loại rau thông dụng và là lựa chọn hợp lý nhất cho món vịt om sấu.

Vịt om sấu ăn với rau muống

Cải thảo: Thịt vịt có chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol… vì vậy nếu ăn cùng cải thảo chứa nhiều vitamin C sẽ thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.

Mồng tơi: Rau mồng tơi với rau muống và hai loại rau rất thông dụng và hay được chọn để ăn kèm với các món ăn, đặc biệt là vịt om sấu. Mồng tơi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như glucid, chất béo, chất xơ, tro, canxi, photpho, sắt, vitamin A, thiamin, folate, acid ascorbic. Bên cạnh đó, trong mồng tơi còn có chất nhầy pectin, peptide kháng nấm và ribosome.

Vịt om sấu ăn kèm với rau mồng tơi

Rau thơm ăn kèm với vịt om sấu

Rau thơm ăn kèm với vịt om sấu bao gồm: Rau húng quế, rau ngổ, mùi tàu, rau ngổ. Đây là các loại rau quen thuộc nhất nếu bạn đặt câu hỏi vịt om sấu ăn kèm rau gì ngon nhất.

Như vậy, vịt om sấu là một món mặn, khi nấu xong thường có phần nước đi kèm đậm đà, ngậy và hơi chua. Vì thế, rau ăn kèm với vịt om sấu thường là các loại rau luộc thanh đạm như đã gợi ý ở trên.

Vịt om sấu có thể ăn kèm với món gì khác nữa?

Ngoài các món rau nêu trên, vịt om sấu cũng có thể ăn kèm với:

  • Măng tươi hoặc khoai sọ để nấu cùng vịt om sấu.
  • Nấm hương: Bạn có thể ngâm vài chiếc nấm hương rồi cho vào nồi nấu cùng thịt vịt để tăng thêm hương vị của món ăn.
  • Cơm trắng.
  • Bún rối, mì sợi
  • Bánh đa.
  • Nước mắm gừng.

Vịt om sấu cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipit om cùng với sấu và các món rau ăn kèm nên có hương vị đậm đà và rất ngon. Vì thế, nếu đã nấu món vịt om sấu trong thực đơn của bữa chính thì bạn cũng không cần chuẩn bị các quá cầu kỳ các món khác nữa. Vì chỉ cần có một nồi vịt om sấu thật ngon, bạn chẳng cần phải ăn thêm bất cứ món thịt nào khác nữa.

Làm sao để nấu vịt om sấu chuẩn vị nhất?

Nấu vịt om sấu không hề khó chỉ cần bạn biết cách. Để món ăn thơm ngon, không có mùi hôi của vịt, bạn cần làm như sau:

Chọn vịt: Không nên chọn vịt quá béo vì khi om sấu, mỡ ra chảy ra nhiều làm món ăn béo ngậy, khó ăn và nhanh chán. Bạn cũng không nên chọn những con vịt  quá già vì thịt dai sẽ rất khó ăn.

Khử mùi tanh của vịt: Thịt vịt làm sạch lông chà xát với muối rồi dùng chanh xát lên da cho sạch và đánh bay hết mùi hôi của loại vịt. Cần ướp thịt vịt từ 30 – 40 phút cho gia vị ngấm rồi mới đem om cùng sấu.

Cách nấu vịt om sấu: Không nên cho vịt vào nồi om sấu ngay, nên xào sơ qua cho thịt vịt tái đều như vậy sẽ giúp thịt vịt săn hơn. Khi nấu thịt vịt cùng quả xấu xanh, bạn nên để lửa vừa để thịt chín đều và mềm hơn. Không nên nấu lửa to sẽ làm nhanh cạn nước, thịt vịt không thấm gia vị. Nên cho thêm chút nước cốt dừa vào lúc nấu vịt om sấu để món ăn thêm đậm đà và ngọt thơm hơn.

Khi chín, bạn múc ra tô rồi dằm sấu ra để vị chua ngấm vào các miếng thịt và nước dùng. Như vậy món vịt om sấu của bạn mới tròn vị được. Khi ăn dọn kèm với rau ăn kèm với một chén nước chấm là hoàn tất.

Vit om sấu đưa bữa cơm chiều

Những đối tượng không nên ăn thịt vịt om sấu

Vịt om sấu nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe là thế, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không nên ăn món này.

  • Người đang bị cảm: Khi bị cảm lạnh, không nên ăn mon này bởi thịt vịt có tính hàn giúp giải nhiệt sẽ khiến cho cơ thể bạn lạnh bụng, tiêu chảy và khó chịu trong người làm người bệnh đang ốm càng ốm thêm.
  • Người đang bị ho: Thịt vịt có chất tanh, mà người ho thường phải kiêng tanh vì ăn tanh sẽ khiến người bệnh khó thở.Vì vậy, nếu trong nhà bạn có người ho thì đừng cho họ ăn thịt om sấu sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.
  • Người bị bệnh gout: Thịt vịt có chứa hàm lượng purin và protein rất cao khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng cao. Vì vậy, với nhưng người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt om sấu vì sẽ khiến người bệnh gout càng thêm nặng hơn.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt chứa nhiều chất béo, vì vậy đối với những người đang mắc căn bệnh tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy… thì tuyệt đối không nên ăn thịt vịt om sấu.
  • Người có thể chất yếu, lạnh: Thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt.

Với một số gợi ý về vịt om sấu ăn với rau gì, có lẽ bạn sẽ không còn cảm thấy băn khoăn nữa đúng không nào. Chúc bạn thưởng thức món vịt som sấu với hương vị hoàn hảo nhất cho vị giác của bạn.