Ý nghĩa Tết Trung Thu

ynghiatettrungthu

Như các bạn cũng đã biết thì Tết Trung Thu là một ngày lễ tết vô cùng quan trọng và quên thuộc đối với tất cả chúng ta. Đây được xem là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam bởi những hoạt động vui tươi được diễn ra trong ngày này. Nhưng liệu các bạn đã biết rõ về ngày Tết Trung Thu chưa? Nguồn gốc của ngày lễ này là từ đâu? Ý nghĩa Tết Trung Thu là gì? Xin mời các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

ynghiatettrungthu

Tết Trung Thu là gì, nó có nguồn gốc từ đâu?

Tết Trung Thu có nghĩa là Tết giữa mùa thu. Giống với tên gọi, ngày Tết này diễn ra vào đêm Rằm tháng tám hằng năm. Từ xa xưa, ông cha ta luôn tin rằng đêm Trung Thu sẽ là dịp tốt nhất để chúng ta có thể biết trước được mùa màng qua ánh trăng, đây cũng là một ngày vui chơi cho các bé thiếu nhi.  

banhtrungthunuong

Chủ đề hot:

Nói về nguồn gốc thì có rất nhiều câu chuyện truyền thuyết được biết đến trong dân gian về ngày Tết Trung Thu như: sự tích chứ Cuội, sự tích Thỏ Ngọc, sư tích chị Hằng Nga, câu chuyện nhà vua đạo chơi trong đêm Rằm tháng tám,…

Có gì đặc biệt trong đêm Trung Thu 

Vào ngàyTết Trung Thu  thường được diễn ra rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí. 

Rước đèn

Là hoạt động diễn ra thường xuyên nhất trong ngày Tết Trung Thu ở nước ta. Trẻ em tay cầm những chiếc đèn ông sao, thắp sáng bằng ngọn nhỏ, cùng nhau đi khắp phố phường, làng xóm  ùi múa hát ca. 

denlong-tettrungthu

Múa lân

Đây là một hoạt động quen thuộc trong những dịp lễ tết, đặc biệt là ngày Trung Thu. Ở những nơi có biểu diễn múa lân thì y như rằng nơi đó sẽ đến xem rất đông, tất cả mọi người đều thích thú, đặc biệt trẻ nhỏ. Thường thì múa lân được tổ chức vào 2 đêm 15, 16 Âm Lịch. Người ta cho rằng, Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Và đây cũng chính là nét đặc sắc trong những dịp Tết Trung Thu. 

mualan-tettrungthu

Xem thêm

Làm mâm cỗ

 Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng tám được nhiều người chứ trọng và luôn thực hiện sao cho tươm tất nhất, với mong muốn thể hiện được lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên của mình. Trên mâm cỗ thường được bày những loại trái cây, hoa quả, bánh kẹo để trẻ em có thể vui chơi, ăn uống. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh…và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. 

Ăn bánh

Món ăn không thể thiếu tổng ngày Tết Trung Thu chính là bánh trung thu. Nước ta hiện nay có 2 loại bánh truyền thống đó là bánh nướng và bánh dẻo. Nhờ sự sáng tạo, khéo léo của người làm bánh mà bánh trung thu trở nên đa dạng hương vị, kiểu dáng và màu sắc. Một số loại nhân được ưa chuộng nhiều là thập cẩm, đậu xanh, khoai lang, khoai môn,…Vào đêm Trung Thu mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng ăn bánh, uống trà, thưởng thức cảnh đẹp đêm trăng Rằm. 

banhtrungthunuongngon

Ngắm trăng

Đây có thể nói là hoạt động chính trong ngày Tết Trung Thu. Trẻ em sẽ múa hát, rước đèn cùng nhau dưới sân, người lớn thì trò chuyện, cùng nhau ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng đêm Trăng. 

Ý nghĩa của Tết Trung Thu 

Từ xưa đến nay, con người ta luôn quan niệm rằng có sự liên kết giữa cuộc đời và ánh trăng. Trăng tròn và trăng khuyết thể hiện cho niềm vui, nỗi buồn, sự đoàn viên, sum vầy hay chia ly. 

banhtrungthu-dep

Ý nghĩa Tết Trung Thu không chỉ mang đến niềm vui cho tất cả mọi người mà ngày Tết này còn là dịp để con người ngắm trăng, tiên đoán về mùa màng, vận mệnh quốc gia. Nếu thấy trăng màu vàng thì năm đó trứng mùa, màu xanh hoặc lực thì có thể xảy ra thiên tai, màu cam thì đất nước yên bình  thịnh trị.  

Lời kết:

Vậy là chúng ta đã được tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung Thu và nhiều hoạt động nổi bật khác trong dịp Tết này. Mong là qua bài viết này bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về ngày Tết Trung Thu truyền thống của dân tộc ta. Chúc các bạn có một mùa Tết Trung Thu thật ấm áp và hạnh phúc.